Olefin là một loại vải nhân tạo có độ bền cực cao. Các sợi vải được tạo ra bằng cách sử dụng nhiệt, áp suất và chất xúc tác. Thực tế, olefin thường được gọi với tên polypropylene. Loại vải hóa học này thường được cho là thân thiện với môi trường hơn cotton, lụa và các loại sợi tự nhiên khác.

Vải và sợi olefin có thể sử dụng trong nhiều ứng dụng dệt may khác nhau, nhưng nó có nguồn gốc từ đâu và được sản xuất như thế nào?

OLEFIN LÀ LOẠI VẢI GÌ?

Olefin là một loại vải nhân tạo cực kỳ bền nên thường được sử dụng làm vải bọc, thảm và các ứng dụng khác đòi hỏi độ bền cao. Nó cũng được sử dụng trong đóng gói các sản phẩm như chai nhựa high-density polyenthylene (HDPE) và túi đựng rác.

Ở dạng vải, olefin có cảm giác mềm mại nhưng lại rất dẻo dai. Hoạt động sản xuất loại vải này bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở Mỹ vào năm 1960, chỉ hai năm sau khi nó được tạo ra lần đầu tiên.

VẢI OLEFIN ĐƯỢC TẠO RA NHƯ THẾ NÀO

Loại vải này đang âm thầm được sử dụng lại trong các sản phẩm ngoại thất những năm gần đây dù thực tế nó đã có mặt hàng thập kỷ. Để tìm hiểu nguồn gốc của Olefin, chúng ta phải quay ngược thời gian trở về với nước Ý. Khoảng năm 1957, nhà hóa học Giulio Natta cùng với cộng sự Karl Ziegler đã phát triển phương pháp chuyển đổi polyolefin thành các sợi bằng cách sử dụng titan như một chất xúc tác. Nhờ phát minh này, họ đã nhận được giải thưởng Nobel năm 1963.

Một trong những sản phẩm có thể sản xuất theo phương thức trên chính là Olefin. Trong quá trình sản xuất Olefin, các sợi được nhuộm phân tán (màu được hòa vào chất liệu se sợi trong trạng thái dung dịch), khiến cho vải có đặc tính bền màu. Chất ức chế tia cực tím cũng được thêm vào để kháng lại tác động của bức xạ tia cực tím.

Quy trình sản xuất liên tục được cải tiến qua nhiều năm và vải Olefin ngày càng trở nên tốt hơn. Ngày nay, Olefin là một trong những loại vải ngoại thất tốt nhất, đặc biệt là khi đề cập tới mức chi phí đầu tư.

Bình luận về bài viết

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *